Thứ Ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Gia Viễn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ lúa đông xuân

Thứ Sáu, 28/01/2022

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân Gia Viễn tích cực đẩy mạnh xuống đồng sản xuất vụ đông xuân. Đến nay, hầu hết các địa phương đã chuẩn bị các điều kiện về nước, làm đất ruộng, diện tích mạ theo cơ cấu trà mùa vụ, diệt trừ chuột, bọ sẵn sàng cho "Ngày hội xuống đồng" sau khi vui Tết cổ truyền.

Nông dân xã Gia Trung cấy nốt diện tích lúa ngoài đê.

Đồng chí Đinh Mạnh Tình, Phó Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện cho hay: Vụ đông xuân này, Gia Viễn có kế hoạch gieo trồng 6.275 ha, trong đó lúa đông xuân là 5.775 ha. Thời điểm này, các địa phương có diện tích ngoài đê thì đã hoàn thành, ước tính khoảng 600 ha. Còn diện tích trong đồng, Chi nhánh đã cấp đủ yêu cầu nước làm đất cho gần 90% diện tích ruộng. Diện tích còn lại khoảng 13 % sẽ được cấp đủ nước khi chân mạ được giải phóng cùng một số ít chân ruộng cao được các địa bàn lên kế hoạch cấy ở cuối vụ.

Thời điểm này, công việc "bận bịu" nhất của cán bộ, công nhân Chi nhánh là các cụm thủy lợi của chi nhánh phối hợp chặt chẽ với các tổ, đội thủy lợi ở các HTX, xã trong việc đôn đốc giám sát, kiểm tra các cống dưới đê, tránh tình trạng để mất nước.

Được biết, để vụ sản xuất lúa đông xuân đảm bảo theo kế hoạch, đạt hiệu quả cao, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tập trung làm đất.

Đến nay, diện tích đất được làm lần 1 đạt 5.500 ha, lần 2 được 1.400 ha. Nhìn chung, đã có 100 %  diện tích đất cấy ở huyện Gia Viễn đã làm kỹ, và đang được ngâm ngập nước, chờ mạ cấy.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, thời tiết hiện nay rất thuận lợi, tiến độ sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 tại một số địa phương đang được đẩy mạnh hơn nữa.

Đặc biệt, khi nước ruộng ngập trắng, đây là thời điểm lý tưởng để các địa phương tích cực diệt chuột đồng loạt, bằng nhiều phương pháp để đảm bảo vụ lúa đông xuân đạt kết quả cao.

Đại diện Ban quản trị một số HTX như Kính Chúc, Ngô Đồng (xã Gia Phú), HTX Đô Lương, Hoa Tiên (xã Gia Hưng)…chia sẻ, bài học kinh nghiệm trong sản xuất vụ đông xuân trước luôn hiện hữu và sát thực tiễn sản xuất nhất.

Công tác dự báo đúng tình hình, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, linh hoạt, thích ứng trong tình hình mới, chỉ đạo tập trung, đồng bộ từ huyện đến cơ sở sẽ đảm bảo kế hoạch sản xuất. Nhất là thực hiện đúng lịch thời vụ, cơ cấu trà, cơ cấu giống lúa, các biện pháp kỹ thuật ứng phó với các biến động của thời tiết, dịch hại.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức cho người dân về việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật sản xuất, nhất là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất có vai trò rất quan trọng.

Cùng với đó là đẩy mạnh việc tăng cường thực hiện các mô hình khảo sát, đánh giá, trình diễn các tiến bộ về giống, phân bón và kỹ thuật canh tác để có cơ sở đánh giá, tổng kết và khuyến cáo nông dân áp dụng vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời điểm này, UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi huyện đảm bảo đủ nước ngâm đất cấy, đồng thời ra quân đánh chuột đồng loạt bằng những biện pháp phù hợp, hiệu quả.

Khi đúng lịch xuống đồng, phòng, trạm chuyên nông tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân thực hiện tốt các khâu kỹ thuật: Gieo cấy, bón phân, chăm sóc lúa và cây trồng trong điều kiện diễn biến bất thường của thời tiết. Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi huyện đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân.

Đến chiều ngày 28/1 (tức 26 tháng Chạp), toàn huyện đã gieo cấy trên 700 ha, bằng khoảng 12% diện tích lúa đông xuân trên toàn huyện, cùng với đó là gieo mạ được 500 ha.

Đồng thời tổ chức cấp 170 kg thuốc diệt chuột hỗ trợ cho các xã, thị trấn để triển khai kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuất vụ đông xuân 2021-2022.

Để sớm triển khai các biện pháp đối phó với điều kiện thời tiết bất lợi xảy ra (rét đậm, rét hại…, huyện Gia Viễn đã lên kế hoạch kịch bản, tích cực và chủ động tham mưu, đề xuất phối hợp chặt chẽ để hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho vụ sản xuất.

Theo Baoninhbinh.org.vn

 

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: