Thứ Ba, 05/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Cố đô Hoa Lư, khí thế sôi nổi xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thứ Sáu, 11/08/2023

Năm 2023, cố đô Hoa Lư tưng bừng tổ chức lễ hội,  kỷ niệm 1055 năm nhà nước Đại Cồ Việt, toàn thể chính quyền và nhân dân hưởng ứng phong trào xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao với khí thế sôi nổi, tinh thần trách nhiệm cao.

Huyện Hoa Lư là huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh, là huyện đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016. Huyện đã không ngừng giữ vững nâng cao chất lượng tiêu chí, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nên vị thế của huyện và nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến hết năm 2022, toàn huyện có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Ninh Giang, Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Thắng và Ninh Hải), 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Ninh An); có 56 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; huyện đã đạt 6/9 tiêu chí của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.  Kinh tế Hoa Lư tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; sản xuất phát triển.

Ngay từ đầu năm 2023, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG tỉnh đã tổ chức làm việc với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư để tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, với nhiều cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế và phát huy cao truyền thống của vùng đất cố đô nhằm hoàn thiện các tiêu chí y tế - văn hóa - giáo dục, kinh tế phấn đấu hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao.

Hình ảnh: Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Hoa Lư về tiến độ xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.

Đến nay, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư khang trang, sạch đẹp. 100% các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động; 100% xã, thôn, xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn; 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia mức độ I, II; 100% hộ dân được sử dụng nước sạch,... Các thiết chế văn hóa được đầu tư đồng bộ, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát huy, an sinh xã hội được đảm bảo. Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng lên. Công tác khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải được thực hiện hiệu quả, cảnh quan môi trường nông thôn sạch, đẹp.

Đồng thời huyện đã thực hiện nhiều chính sách thu hút, khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Toàn huyện có trên 300 doanh nghiệp, 2.540 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công  nghiệp, 01 cụm công nghiệp Đá mỹ nghệ Ninh Vân,… đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. Với tiềm năng, lợi thế về du lịch, huyện đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch; tổ chức quy hoạch, khai thác và mở rộng các tuyến du lịch như làng nghề (thêu, đá mỹ nghệ...), du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, khuyến khích xây dựng các mô hình du lịch Homestay,... thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, du lịch.

Đến cuối tháng 4, với khí thế hết sức sôi nổi của nhân dân trong dịp kỷ niệm 1055 năm nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và lễ hội Hoa Lư; toàn thể các cấp, các ngành, sự nỗi lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cố đô đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ và gấp rút hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu trở thành một trong những huyện đầu tiên trong cả nước đạt huyện nông thôn mưới nâng cao trong năm 2023./.

Nguyễn Thị Giang: Văn phòng Điều phối NTM tỉnh

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: