Thứ Sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Chủ động công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2021 -2022

Thứ Bảy, 20/11/2021

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối tháng 11/2021, không khí lạnh xuất hiện và tăng cường, nền nhiệt độ có xu hướng giảm mạnh, trời chuyển rét. Về xu thế thời tiết trong vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022 có nhiều diễn biến phức tạp, các đợt rét đậm, rét hại tập trung trong giai đoạn từ tháng 12/2021- 02/2022; đợt rét đậm đầu tiên có khả năng xảy ra vào khoảng giữa tháng 12/2021.

Nền nhiệt độ trung bình trong mùa đông 2021-2022 có khả năng thấp hơn so với mùa đông 2020-2021, đi kèm với các hiện tượng băng giá, sương muối làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất chăn nuôi. Do vậy, để chủ động công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng và phổ biến kế hoạch, phương án phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, nhất là đàn trâu bò vụ Đông Xuân năm 2021-2022. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để có phương án chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Chỉ đạo, phân công cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống rét, đặc biệt là các khu vực vùng núi và những nơi đàn vật nuôi có nguy cơ bị chết rét cao. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và tập huấn hướng dẫn các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi đến tận các xã, thôn, bản.

Thực hiện một số biện pháp phòng chống đói, rét như tích cực thu gom, dự trữ, chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn cho đàn trâu, bò; hướng dẫn việc trồng cỏ, ngô dày trên diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất hoang hóa để chủ động cung cấp nguồn thức ăn thô xanh. Phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi che chắn, củng cố chuồng trại, đảm bảo điều kiện vệ sinh và phòng chống rét; dự phòng các loại vật liệu để che chắn chuồng trại khi nhiệt độ xuống thấp, kèm theo mưa gió, đảm bảo chuồng trại kín, 2 ấm, nhất là nền chuồng phải luôn khô ráo, sạch sẽ, có thể trải rơm khô, trấu để giữ ấm cho vật nuôi.

Hạn chế chăn, thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 150C; khi nhiệt độ dưới 120C, tuyệt đối không sử dụng gia súc làm việc, không chăn thả trâu bò, dê ngoài đồng, bãi; nhốt vật nuôi tại chuồng và sử dụng các loại vật liệu như: củi, trấu, mùn cưa…để đốt sưởi ấm cho vật nuôi nhưng phải có ống dẫn khói ra ngoài để tránh ngạt khí. Sử dụng các loại quần áo cũ, bao tải gai, bao tải dứa...để khoác chống rét cho đàn trâu, bò, bê, nghé non. Bổ sung thức ăn tinh, khoáng, vitamin và cho uống nước ấm pha muối loãng (khoảng 15 gr/10 lít nước) để tăng cường sức đề kháng, đảm bảo cung cấp 5 -7 kg cỏ, rơm khô/con trâu, bò/ngày.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa mầm bệnh phát sinh và gây bệnh khi sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm sút.

Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Thu Đông năm 2021 và rà soát, hướng dẫn tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm mới tái đàn chưa được tiêm phòng; tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng các loại vắc xin không nằm trong chương trình hỗ trợ của nhà nước để tạo miễn dịch chủ động phòng chống dịch bệnh.

Cổng TTĐT tỉnh

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: