Thứ Sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Một số biện pháp phòng tránh dịch tả lợn châu Phi

Thứ Hai, 11/03/2019

Dịch tả lợn châu Phi chưa có Vacxin phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả.

Người chăn nuôi cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để phòng ngừa Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào trại chăn nuôi.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh: Dịch tả lợn châu Phi do virus gây ra, gây tỷ lệ chết cao, lên đến 100%.Tính chất nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi.

Virus có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn.

Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,..), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người.

Bệnh không có thuốc điều trị, không có vacxin phòng bệnh.

Khi dịch bùng phát phải tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn lợn khi trong đàn đã có con nhiễm bệnh, đồng thời cấm vận chuyển lợn ra, vào vùng dịch ít nhất 30 ngày sau khi xảy ra dịch bệnh.

Triệu chứng và bệnh tích.

Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng và tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thời gian lợn ủ bệnh từ 4-19 ngày, ở thể cấp tính ủ bệnh 3-4 ngày.

Khi mắc bệnh, lợn bỏ ăn, sụt cân, ủ rũ, sốt đột ngột, sốt rất cao 42-43 độ C, vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng xuất huyết có màu sẫm xanh tím, có con có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, sảy thai, lợn chết nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%).

Ở lợn bị triệu chứng cấp tính, khi mổ khám thấy hạch bạch huyết sưng to, lách đen và sưng to, xuất huyết điểm trên bề mặt khí quản, tụ máu ở gan và túi mật sưng to.

Người chăn nuôi cần thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để phòng ngừa Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào trại chăn nuôi.Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để phòng bệnh.

Chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, thực hiện nguyên tắc cùng vào, cùng ra. Xây dựng hệ thống chuồng nuôi có hàng rào bao quanh, có cổng, đảm bảo độ cao tối thiểu 1,5m và chắc chắn.
Trang bị quần áo bảo hộ, ủng cho công nhân trong khu vực chăn nuôi và người tham quan; trước mỗi cửa chuồng nuôi phải có hố sát trùng, người ra vào khu chuồng nuôi phải lội qua hố sát trùng (nếu có điều kiện tiến hành sát trùng các dụng cụ cá nhân bằng tia UV của tất cả mọi người trước khi vào khu vực chăn nuôi).

Thực hiện tốt quy trình vệ sinh sát trùng với các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực chăn nuôi.

Vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần/tuần. Hạn chế tối đa người ra, vào khu vực chăn nuôi. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nước, đảm bảo nguồn nước sạch, đã được xử lý Chlorine khi sử dụng cho chăn nuôi.

Thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao. Tại vùng dịch và vùng bị uy hiếp, thực hiện việc tổng vệ sinh và tiêu độc khử trùng liên tục 1lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo, đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm khi có con có triệu chứng nghi mắc ASF.Khi hộ nuôi nghi lợn mắc bệnh
Tuyệt đối không bán chạy lợn ốm, không ăn thịt lợn ốm chết, không vứt xác lợn ốm,chết ra ngoài môi trường; không dấu dịch… cần phối hợp kịp thời với cơ quan thú y lấy mẫu để xét nghiệm. Không điều trị lợn mắc bệnh ASF, nghi mắc bệnh ASF, tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn và các sản phẩm từ lợn của hộ chăn nuôi khi có dịch theo đúng theo quy định.

Tái đàn.

Tái đàn lại sau 30 ngày tiêu hủy lợn và các sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh ASF và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đúng theo quy định. Cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng đàn, sau khi tái đàn 30 ngày lấy mẫu xét nghiệm, nếu âm tính với ASF mới tái đàn 100% tổng đàn.

Theo nbtv.vn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: