Chủ Nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Hội nghị liên kết sản xuất lúa, trình diễn mạ khay, cấy máy

Thứ Ba, 12/07/2022

Sáng 12/7, tại HTX Liên Phương (xã Yên Nhân, Yên Mô), Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình tổ chức hội nghị liên kết sản xuất lúa, trình diễn mạ khay, cấy máy.

Các đại biểu xem trình diễn mạ khay, cấy máy tại HTX Liên Phương.

 

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Ban quản trị các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Mô và một số doanh nghiệp nông nghiệp.

Hội nghị nhấn mạnh, việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa đã giúp giải được bài toán về lao động trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập.

Cụ thể, năm 2019, mô hình thí điểm áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa được triển khai tại vùng sản xuất lúa tập trung 2,5 ha tại xã Khánh Trung (Yên Khánh).

Trong đó, sản xuất lúa ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu gieo mạ bằng khay, cấy máy, phun thuốc trừ sâu bằng máy bay và áp dụng quy trình canh tác lúa theo hướng hữu cơ, để theo dõi, tổng kết, hoàn thiện quy trình, làm cơ sở nhân rộng.

Mô hình cho thấy, các chỉ tiêu đều đạt, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu, số bông/khóm, số hạt chắc/bông đạt cao hơn nhiều so với lúa đối chứng cấy tay.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp gieo mạ khay tiết kiệm tối đa lượng giống cần gieo (giảm 25-30% so với gieo mạ truyền thống). Máy cấy lúa rút ngắn thời gian, giảm chi phí nhân công lao động (bình quân một ngày máy cấy đạt 4 ha, bằng khoảng 80 lao động cấy bằng tay).

Mô hình đồng bộ cơ giới hóa, gieo mạ khay, cấy máy đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, tăng thêm 15% giá trị gia tăng so với sản xuất truyền thống. Cùng với đó, cấy lúa bằng máy góp phần giảm chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng ra các địa phương: huyện Yên Khánh 710 ha, Yên Mô 40 ha; Hoa Lư 80 ha; Nho Quan 25 ha; Gia Viễn 20 ha và Kim Sơn 10 ha.

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất giải đáp các thắc mắc của các HTX, đưa ra những chính sách khuyến khích xây dựng chuỗi giá trị đồng bộ. Cụ thể như, hỗ trợ về kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và khấu trừ khi thanh toán hợp đồng thu mua sản phẩm…

Các địa phương đăng ký liên kết sản xuất cần cụ thể hóa giải pháp quy hoạch cho việc phát triển sản xuất lúa hàng hóa, lúa đặc sản đồng bộ từ: Gieo cấy - chăm sóc bảo vệ - thu hoạch - sơ chế (sấy), đảm bảo năng suất chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế.

Vụ Mùa năm 2022, xã Yên Nhân (Yên Mô) tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa ở quy mô 130 ha, trong đó sản phẩm lúa giống là 80 ha, lúa thương phẩm là 50 ha. Mô hình thành công sẽ được nhân rộng theo hướng tích hợp đa giá trị trong chuỗi sản xuất lúa gạo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Theo Baoninhbinh.org.vn

 

Tin khác
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: