Để nâng cao hiệu quả kinh tế, các hộ dân trên địa bàn huyện Kim Sơn đang từng bước tập trung chuyển sang chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chăn nuôi như sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống làm mát, chế phẩm sinh học.
Đặc biệt một số trang trại chăn nuôi gà, vịt đang phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ. Hiện nay, toàn huyện có tổng đàn gia cầm là gần 400 nghìn con, đàn gia súc có trên 50 nghìn con. Các con nuôi chủ lực là lợn, trâu, bò, gia cầm và con nuôi đặc sản như rùa, baba, rắn.
Huyện có trên 10 trang trại, trong đó có 9 trang trại chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chí tại Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện còn gặp nhiều khó khăn như chưa tìm được đầu ra ổn định, biến động về giá cả, vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ.
Để chăn nuôi phát triển ổn định, UBND huyện Kim Sơn chỉ đạo phòng Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát dịch bệnh; tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi định kỳ hằng năm. Công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức của các hộ dân trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi. Do vậy, nhiều năm qua trên địa bàn huyện không có dịch bệnh xảy ra.
Theo Baoninhbinh.org.vn
Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: