Chủ Nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Ngành Giáo dục và Đào tạo tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai, 01/01/2018

Những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút được sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Với vai trò quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến giáo dục đào tạo, thời gian qua ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh đã tham gia tích cực, hiệu quả góp phần không nhỏ vào thành tích chung của tỉnh

Trước hết, Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên trong ngành về chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới; phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng các pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền về nông thôn mới tại các xã, phường, các trường học trong tỉnh. Từ đó tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức cho người dân, chủ thể của phong trào xây dựng nông thôn mới. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục, cụ thể: Tiếp thu các văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh, Sở đã cụ thể hoá các văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện các tiêu chí ngành được giao cụ thể như: Kế hoạch số 47/KH-SGDĐT ngày 04/8/2012 của Sở GD&ĐT, thực hiện chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị về phổ cậpGDMN

cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập GDTH, phổ cập THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xoá mù chữ cho người lớn. Công văn số 873/SGDĐT – GDTrH ngày 24/8/2016 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện PCGD XMC năm học 2016 – 2017, Công văn số 2121/CV – ĐKT ngày 0711/2016 của đoàn kiểm tra PCGD XMC tỉnh Ninh Bình về kiểm tra công nhận kết quả PCGD XMC, Công văn số 10049/SGDDT – GDTrH ngày 11/9/2012 về củng cố, duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia.

Sở đã tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1220/QĐ – UBND tỉnh Ninh Bình về việc thành lập Ban chỉ đạo PCGD XMC tỉnh Ninh Bình; tham mưu cho ban chỉ đạo PCGD XMC kế hoạch số 140/KH – BCH ngày 20/9/2016 về việc thực hiện PCGD XMC giai đoạn 2016 -2020. Ngoài ra Sở GD&ĐT còn ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn, các biểu mẫu, hồ sơ công nhận cấp xã, cấp huyện và các văn bản khác có liên quan đến công tác PCGD XMC và đôn đốc các nhà trường tích cực tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trường học, củng cố và nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành; những nội dung công việc chỉ đạo đã thực hiện và kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại cơ bản và nguyên nhân. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

Công tác xây dựng trường học chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm, đầu tư kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non, trang thiết bị khác cho các trường tiểu học và THCS. Mạng lưới trường lớp, quy mô các cấp học mầm non, tiểu học, trung học và THCS. Mạng lưới trường lớp, quy mô các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được tăng cường để đáp ứng yêu cầu dạy và học, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn ngành đến nay đạt 85,9%. Ngành đã tích cực phối hợp với các địa phương chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và việc củng cố duy trì, nâng cao mức độ chuẩn đạt được sau 5 năm. Toàn tỉnh có 415/474 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 87,6%, trong đó 85,6% trường mầm non đạt chuẩn mức độ 1; 13,7% đạt chuẩn mức độ 2; 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2; 100% trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 1; 65,8% đạt chuẩn mức độ 2; 85,2% trường THCS và $),7 trường THPT đạt chuẩn

Kết quả chung toàn tỉnh về giáo dục và đào tạo: Tỉnh Ninh Bình đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận đạt chuẩn Quốc gia PCGD XMC và tháng 4/2017, chất lượng phổ cập giáo dục, xoá mù chữ được củng cố vững chắc và nâng cao; tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và XMC mức 2. Tháng 12/2017, đã kiểm tra duy trì phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, riêng phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 3, XMC mức 2. Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình, phân theo các nguồn: Chi tiết số liệu cụ thể theo Phụ lục số 1 kèm theo. Kết quả thực hiện các nguồn vốn: Chi tiết số liệu cụ thể theo Phụ lục số 2 kèm theo. Số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5: 90/118; số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14: 118/118; số xã đạt chuẩn cả 2 tiêu chí 5 và 14: 90/118; số xã (đã đạt chuẩn cả 2 tiêu chí) nâng cao chất lượng chuẩn: 80/118; số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 5 (nội dung 5.3 – về THPT đạt chuẩn): 3/8.

Các trường học thuộc các xã đăng ký về đích nông thôn mới từ năm 2016 đến năm 2018 đã được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để tiến tới mục tiêu đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng dạy và học của các trường học được tăng cường, tỷ lệ huy động học sinh đến trường được giữ vững nhằm đảm bảo điều kiện duy trì phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, Tiểu học mức độ 3 và THCS mức độ 3. Việc thực hiện tiêu chí xây dựng trường mầm non, Tiểu học, THCS của nhiều xã còn gặp nhiều khó khăn và chậm tiến độ, nguyên nhân chính do hầu hết các xã thuộc khu vực nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, dẫn tới hạn chế về nguồn vốn đối ứng xây dựng cơ sở vật chất trường học theo yêu cầu trường học đạt chuẩn quốc gia, bên cạnh đó, nguồn kinh phí hỗ trợ từ cấp trên không đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng.

Đến năm 2020, toàn ngành tiếp tục duy trì và củng cố tiêu chí phổ cập giáo dục các cấp học. Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được củng cố, duy trì; phấn đấu đến hết năm 2020 toàn tỉnh có thêm 15 trường mầm non, 18 trường THCS, 04 trường THPT đạt chuẩn quốc gia và 12 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; đảm bảo có đủ thiết bị môn Tin học trong các cơ sở giáo dục theo quy định, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 875. Số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5: 105/118; số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14: 118/118; số xã đạt chuẩn cả 2 tiêu chí 5 và 14: 105/118; số xã (đã đạt chuẩn cả 2 tiêu chí) nâng cao chất lượng chuẩn: 105/118. Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới của các xã đăng ký về đích nông thôn mới theo lộ trình. Tiếp tục tham mưu cho các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương về việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó ưu tiên cho miền núi, vùng bãi ngang và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tiếp tục duy trì, củng cổ phổ cập giáo dục các cấp học; hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng bãi ngang và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn. Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân bằng nhiều hình thức phù hợp với đối tượng để nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng, ban hành chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại các vùng miền, trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Rà soát, sửa đổi bổ sung để ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường phân cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực hiện.

 
                                                                                                                   Ninhbinh.gov.vn
Tin khác
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: