Chủ Nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Ninh Bình nhiều giải pháp huy động nguồn lực xây dựng Nông thôn mới

Thứ Tư, 02/01/2019

Xác định công tác huy động nguồn lực là yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng Nông thôn mới.

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, nhiều công trình phúc lợi được đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và thay đổi diện mạo các xã vùng nông thôn.

Năm học 2018-2019 là năm học có ý nghĩa rất lớn đối với trường Mầm non Khánh Thủy, huyện Yên Khánh. Cuối tháng 11 vừa qua, nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Đây là trường đạt chuẩn Quốc gia cuối cùng của huyện.

Cô giáo Nguyễn Thị Huế, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Khánh Thủy chia sẻ: Với địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, việc trường Mầm non được quan tâm đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia là sự nỗ lực rất lớn.

Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh và huyện, xã gần 5 tỷ đồng, nhà trường còn huy động xã hội hóa từ nhân dân và con em thành đạt của quê hương đóng góp ủng hộ được trên 1 tỷ đồng và nhiều trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, nuôi dưỡng.

Với xã vùng đồng chiêm trũng Sơn Thành, huyện Nho Quan, kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Khi bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Sơn Thành là 1 trong những địa phương có tiêu chí thấp của huyện.

Kết quả sau hơn 7 năm triển khai thực hiện, đến nay xã đã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Để hoàn thành các tiêu chí như Cơ sở văn hóa, Giao thông nông thôn, Trường học, .....Đây là những tiêu chí được xác định là khó khăn và cần huy động nguồn lực lớn.
Ông Nguyễn Văn Luận  Chủ tịch UBND xã Sơn Thành, huyện Nho Quan cho biết: "Giải pháp đầu tiên được địa phương triển khai là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp và con em quê hương ủng hộ để hoàn thiện các tiêu chí còn lại, cùng với đó địa phương chủ động lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng các công trình, hạn chế nợ đọng".

Cũng từ nguồn đầu tư, ủng hộ của con em quê hương, đến nay nhiều tuyến đường giao thông liên thôn, liên xóm trị giá hàng tỷ đồng tại các địa phương trong tỉnh cũng đã hoàn thành, góp phần giúp cho bà con nhân dân trên địa bàn đi lại thuận tiện, an toàn.

Các huyện, thành phố đã tiếp nhận trên 197 nghìn tấn xi măng cho 119 xã trên địa bàn tỉnh xây dựng 12.600 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài gần 1.493 km.

Từ sự huy động của cộng đồng xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay, bộ mặt nông thôn tại các địa phương trong tỉnh đã đổi thay rõ rệt. Những ngôi nhà kiên cố của người dân mọc lên san sát, những con đường đất lầy lội vào những mùa mưa trước đây, nay được bê tông hóa sạch đẹp, nhiều công trình văn hóa khang trang phục vụ cộng đồng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Có được kết quả đó, các địa phương đã đa dạng hóa các biện pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng Nông thôn mới. Đến hết năm 2017 toàn tỉnh có 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 10 xã và huyện Yên Khánh đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới trong năm 2018, đến nay đã được kiểm tra đánh giá cơ bản đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới. Các địa phương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Có thể nói, sự ủng hộ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành; sự đồng thuận của người dân, sự hỗ trợ tích cực từ các doanh nghiệp, con em thành đạt xa quê …. nguồn lực trong xây dựng Nông thôn mới đã phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và tạo diện mạo mới cho quê hương. Đây là điều kiện thuận lợi để Ninh Bình tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

Theo nbtv.vn

Tin khác
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: