Chủ Nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cấp tỉnh, huyện năm 2023

Thứ Năm, 01/06/2023

Thực hiện Kế hoạch số 02/KH-VPĐP ngày 26/5/2023 của Văn Phòng Điều phối NTM, từ ngày 29-31/5/2023 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác xây dựng nông thôn mới cho cán cấp bộ tỉnh, huyện năm 2023.

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Ninh Bình; tham dự hội nghị còn có Lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, Lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới 8 huyện, thành phố.

Đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn

Đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin nhanh về kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 7/8 huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; huyện Kim Sơn đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định xét công nhận huyện đạt chuẩn huyện NTM. Có 100% xã đạt chuẩn NTM; 30/119 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 14 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hội nghị tập huấn tập trung vào các nội dung chuyên đề: Kết quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023; cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới và kỹ năng trong và kỹ năng lãnh đạo cộng đồng.

Chương trình tập huấn đã tổ đi tham quan thực tế, học tập trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đoàn đến tham quan Nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo Sao Khuê với dây chuyền chế biến, đóng gói theo công nghệ tiên tiến, hiện đại quy mô công suất 30.000 tấn gạo thành phẩm/năm, sản xuất 12 loại gạo với tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng tại xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn.

Đoàn công tác tham quan Nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo Sao Khuê

Để có nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ sản xuất, kinh doanh cho nhà máy Công ty cổ phần Thương mại Sao Khuê đã và đang đầu tư đẩy mạnh việc phát triển vùng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 500 ha theo hướng tập trung, cánh đồng mẫu lớn, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Cùng với đó, xây dựng trên 200 hệ thống bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Nhà máy hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng không những tạo việc làm trực tiếp và thu nhập ổn định cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, mà còn thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo ra chuỗi liên kết sản xuất các giống lúa có giá trị kinh tế cao, bao tiêu sản phẩm trồng trọt của bà con nông dân địa phương.

Đoàn cũng đã đến tham quan xã Đông Khê là xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2022.

Đoàn làm việc tại hội trường xã Đông Khê, huyện Đông Sơn

Với tổng nguồn vốn huy động năm 2022 là 291.818 triệu đồng trong đó huy động từ nhân dân đóng góp 103.391 triệu đồng chiếm 35%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 60,01 triệu đồng/người/năm; trên địa bàn xã chỉ còn 7 hộ nghèo đều thuộc diện bảo trợ xã hội. Cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là đường giao thông được địa phương xác định là động lực cho sự phát triển và xây dựng NTM, với phương châm "mang đường lớn đến tận nhà dân", hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã đã được bê tông hóa và thảm nhựa 100%, chiều rộng tối thiểu 3,5m; hệ thống chiếu sáng công cộng được trang trí tự động hóa; 9/9 số thôn có nhà văn hóa thôn khang trang rộng rãi; số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,11% và hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 98%; 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy chuẩn quốc gia đạt; an ninh chính trị và trật an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Thông qua chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác xây dựng nông thôn mới, chuyến đi thực tế tại tỉnh Thanh Hóa đã giúp các cán bộ, học viên làm công tác xây dựng NTM của tỉnh, huyện cập nhật được những thông tin, kiến thức mới, trao đổi, học tập được nhiều kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM rất hữu ích cho công tác xây dựng NTM ở các địa phương của tỉnh Ninh Bình góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM của tỉnh năm 2023 và giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

Nguyễn Anh Tuấn - VPĐP NTM tỉnh

 

 

 

Tin khác
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: