Thứ Năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Ninh Bình: phấn đấu đến năm 2023 trở thành tỉnh nông thôn mới

Thứ Hai, 03/08/2020

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh hướng tới xây dựng NTM toàn diện, thực chất, đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, bằng việc nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn nhất là chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống; giữ gìn, bảo vệ môi trường để xây dựng NTM bền vững.

 

Giai đoạn 2016-2020, chương trình xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu được triển khai, thực hiện tập trung, quyết liệt theo hướng sáng tạo, thực chất, đặc biệt với tiêu chí lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo, được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đồng tình hưởng ứng, trở thành phong trào rộng khắp. Đến nay, có 100/116 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 86,2% tổng số xã thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh; 07 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 01 thành phố và 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp dịch vụ. Đề án mồi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2020 thuộc Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm đang triển khai thực hiện từng bước có hiệu quả; đã lựa chọn được 33 sản phẩm thế mạnh, thuộc 06 nhóm sản phẩm đặc trưng được xúc tiến đây mạnh chuẩn hoá và hoàn thiện tiêu chuẩn chứng nhận. Năm 2019, tỉnh đã xếp hạng đổi với 12 sản phẩm (10 sản phẩm 4 sao; 02 sản phẩm 3 sao). Năm 2020, dự kiến xếp hỗ trợ và xếp hạng cho 12 sản phẩm
Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh dự kiến năm 2020 đạt 95,5%, vượt chi tiêu kế hoạch, tăng 3,2% so với năm 2015.

Xây dựng NTM phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng NTM; thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của đô thị; xã hội hóa công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với thị trường lao động, nhu cầu của doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng NTM theo chiều sâu, xây dựng NTM nâng cao, kiêu mẫu, tập trung ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biên và các xã còn lại hoàn thành tiêu chí NTM. Nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu, trong đó tập trung ưu tiên cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đến năm 2023, phấn đấu trở thành tỉnh NTM.

Cổng TTĐT tỉnh

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: