Thứ Năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản, đặc trưng thông qua Chương trình OCOP

Thứ Ba, 02/02/2021

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh đã từng bước khẳng định là chương trình phát triển kinh tế trọng tâm khu vực nông thôn theo hướng nội sinh, gia tăng giá trị, góp phần triển khai thành công chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Với nhiều cách làm sáng tạo, chương trình đã góp phần nâng cao giá trị giá trị sản xuất và xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của Ninh Bình.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản, đặc trưng thông qua Chương trình OCOP

Khách hàng thăm quan các gian hàng sản phẩm OCOP. Ảnh: Anh Tuấn

Trong 3 năm qua, Chương trình OCOP đã có sức lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ quyết liệt, linh hoạt, bài bản của các cấp, ngành của tỉnh. Qua đó, nhận thức của cán bộ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành; nhiều sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương được hoàn thiện theo quy chuẩn, đảm bảo về an toàn thực phẩm, mẫu mã, được người tiêu dùng đón nhận.... 

Ông Phạm Văn Quân, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô cho biết: Khi được hỗ trợ chuẩn hóa, sản phẩm nem chua Yên Mạc được hỗ trợ, nâng tầm về chất lượng cũng như quy mô, mẫu mã và cách thức tiếp thị với thị trường. Nếu như trước đây sản phẩm nem chua Yên Mạc có hình thức đơn giản, thì nay đã được đóng gói hút chân không đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên ngoài có đầy đủ nhãn mác, tem xuất xứ nguốc, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Ngoài ra các chủ thể tham gia còn được hỗ trợ xây dựng websise, trang liên kết để truyền thông, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 

Theo ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT, từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thiện, chuẩn hóa 26 sản phẩm OCOP và được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận từ 3-4 sao. Các sản phẩm đều phát triển dựa trên hoạt động sản xuất sẵn có, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, như: gốm Bồ Bát, cơm cháy, mắm tép, nem chua, muối ngâm chân, tranh bồ đề, nấm linh chi....

Sau khi được chuẩn hóa theo hướng sản xuất tập trung, an toàn thực phẩm, phần lớn các sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện phát triển thành hàng hóa với sản lượng lớn. Qua khảo sát ban đầu hiệu quả mang lại cho các chủ thể tham gia khá tích cực, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, phục vụ đời sống người dân.

Cùng với việc hỗ trợ chuẩn hóa phát triển các sản phẩm OCOP, các cấp, các ngành đã tập trung thúc đẩy chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của Ninh Bình tới người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã được triển khai tích cực như: tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các đoàn tham dự các hội chợ, triểm lãm do tỉnh và Trung ương tổ chức. 

Xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc sản đặc trưng thông qua Chương trình OCOP

Sản phẩm Trà An Thái của HTX Sinh Dược được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Hồng Giang

Riêng năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã tổ chức 4 đoàn tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước tại Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Lâm Đồng với quy mô 5 gian hàng/hội chợ. Cùng với đó, Sở Công thương tỉnh đã tổ chức 3 phiên chợ hàng Việt về nông thôn với sự tham gia của nhiều đơn vị, doanh nghiệp có sản phẩm đã được chứng nhận và cấp sao OCOP. Các sản phẩm OCOP được trưng bày và bán tại các hội chợ được khách thăm quan đánh giá cao, bước đầu tạo được niềm tin với người tiêu dùng.

Cũng theo ông Phạm Hồng Sơn, OCOP là chương trình hoàn toàn mới nên trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc tiếp cận, bắt nhịp với Chương trình chưa kịp thời dẫn đến triển khai Chương trình còn chậm, muộn so với kế hoạch. Các chính sách để thực hiện Chương trình chủ yếu là lồng ghép với các chính sách hiện có, chưa ban hành chính sách riêng cho Chương trình OCOP. Trong quá trình triển khai, phát sinh nhiều vấn đề mới, trong đó việc triển khai chu trình OCOP còn nhiều lúng túng, chưa theo đúng chu trình thường niên. Bên cạnh đó, nhiều chủ thể sản xuất còn thụ động, trông chờ tư vấn vào các cơ quan quản lý Nhà nước. 

Để triển khai Chương trình OCOP đạt hiệu quả, trong giai đoạn tiếp theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ nghiên cứu, tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách riêng đối với Chương trình OCOP; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân và hệ thống quản lý Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở; tập trung triển khai thực hiện chu trình OCOP ngay từ đầu năm với các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của tỉnh đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và từng bước phục vụ xuất khẩu... Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ chuẩn hóa và hoàn thiện khoảng 150 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Theo Baoninhbinh.org.vn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: