Thứ Năm, 09/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VĂN PHÒNG ĐIỂU PHỐI NÔNG THÔN MỚI NINH BÌNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Yên Mô triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa và phương án PCTT, TKCN năm 2021

Thứ Ba, 27/04/2021

Ngày 23/4, huyện Yên Mô tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ mùa năm 2020, triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2021.

Yên Mô triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa và phương án PCTT, TKCN năm 2021

Khen thưởng các tập thể có thành tích trong sản xuất vụ mùa năm 2020.

Vụ mùa năm 2020, Yên Mô đã gieo trồng trên 7.197 ha các cây trồng, trong đó gần 6.565 ha lúa và trên 632 ha cây màu. Về cây lúa, cơ cấu giống lúa tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm diện tích lúa lai, tăng diện tích lúa chất lượng cao, lúa nếp để nâng cao giá trị thu hoạch trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.

Diện tích lúa chất lượng cao chiếm 61%, năng suất bình quân toàn huyện đạt 55,46 tạ/ha, tăng 0,32 tạ/ha so với vụ mùa năm 2019; sản lượng đạt gần 36,5 nghìn tấn; thu nhập bình quân 1 ha canh tác đạt 41,8 triệu đồng, tăng 0,7 triệu đồng so với năm 2019.

Đối với cây màu, diện tích toàn huyện đạt gần 633 ha, giá trị canh tác đạt bình quân gần 70 triệu đồng/ha, tăng 3,7 triệu đồng so với năm 2019. Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa gần 41 ha đậu tương rau xuất khẩu vào sản xuất, cho giá trị cao hơn 2,3 lần so với đậu tương thương phẩm; nhiều giống cây được đưa vào trồng đã tăng cường sự liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị, doanh nghiệp. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2021, huyện Yên Mô có kế hoạch gieo trồng 7.085 ha, trong đó 6.517 ha lúa, 568 ha cây màu. Trong đó, quan tâm mở rộng diện tích đảm bảo tính liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, như: đậu xanh xuất khẩu, bí đỏ, ngô ngọt và lúa chất lượng cao. Phấn đấu mỗi xã, thị trấn có 1 mô hình ứng dụng máy cấy vào sản xuất có quy mô từ 3 - 5 ha trở lên; 

Các vùng chuyên trồng rau chú trọng xây dựng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ; tiếp tục chuyển diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây hàng năm, cây ăn quả kết hợp nuôi thủy sản, mô hình ao nổi áp dụng các biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất trên các diện tích đã chuyển đổi, đồng thời quản lý chặt chẽ công tác chuyển đổi đúng quy định.

Các đại biểu dự hội nghị đã tập trung thảo luận, phân tích những thuận lợi, khó khăn và đưa ra những giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2019.

Tại hội nghị, 13 tập thể được UBND huyện khen thưởng vì có thành tích trong sản xuất vụ mùa năm 2020.

*  UBND huyện Yên Mô đã tổ chức  tổng kết công tác PCTT -TKCN năm 2020, triển khai phương án PCTT - TKCN năm 2021.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19, nên Ban chỉ đạo PCTT-TKCN không tổ chức hội nghị tổng kết và tổ chức đi kiểm tra công tác chuẩn bị "4 tại chỗ" của các địa phương, song các cơ quan, ban ngành, địa phương vẫn chủ động làm tốt công tác phòng chống, thực hiện nghiêm phương án đề ra.

Trong năm, huyện đã tiến hành tu sửa, nâng cấp, xây dựng 36 công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai; nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét các kênh tiêu kết hợp nâng cấp bờ vùng với khối lượng đạt 132 nghìn m3, đảm bảo tiêu úng thuận lợi. 

Huyện Yên Mô đã đề ra nhiều giải pháp PCTT-TKCN nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, thực hiện; củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN của huyện, của xã, thị trấn, ngành; xác định rõ các trọng điểm phòng chống thiên tai;  kiểm tra, rà soát và hoàn thiện phương án theo phương châm 4 "tại chỗ" đảm bảo chi tiết, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương...

Theo Baoninhbinh.org.vn

Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào: